Ngày 16/4/2024, Sở GTVT ban hành Văn bản số 625/SGTVT-QLCLCTGT về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án, công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu lực thi hành pháp luật hướng đến hoàn thiện thể chế, chính sách và nâng cao chất lượng trong công tác đầu tư xây dựng các công trình giao thông, tăng cường trách nhiệm, giảm bớt thủ tục, tăng tính chủ động cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã phân cấp, ủy quyền cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án được cụ thể hóa bằng các quyết định, văn bản: Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 22/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành Quy định một số nội dung về Quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND ngày 06/9/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số nội dung về Quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 22/6/2021 của UBND tỉnh Yên Bái và Văn bản số 4360/UBND-XD ngày 20/12/2023 về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục liên quan đến việc thực hiện điều chỉnh dự án, thiết kế xây dựng, tiến độ, thời gian thực hiện hợp đồng đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn ngân sách ngoài đầu tư công trên địa bàn tỉnh, trong đó, phân định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Để công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng được thực hiện tốt hơn, chất lượng cao hơn, đảm bảo tiến độ yêu cầu, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật.
Với nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng đã nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình, phần lớn các công trình giao thông hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng trong thời gian qua đều đảm bảo chất lượng, phát huy được hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công chưa thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm, chưa sâu sát trong quá trình thực hiện dự án theo quy định pháp luật, chưa phối hợp tốt với chính quyền địa phương để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án; một số chủ đầu tư công việc thuộc thẩm quyền xử lý nhưng vẫn còn trông chờ vào ý kiến chỉ đạo của cấp trên mới thực hiện dẫn đến làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Một số nội dung trong hồ sơ thiết kế xây dựng còn khiếm khuyết dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện làm kéo dài thời gian (đặc biệt công tác khảo sát mỏ vật liệu xây dựng, sai khác về địa chất, thủy văn, sai khác địa hình,…), chỉ dẫn kỹ thuật của dự án còn một số nội dung chưa phù hợp, gây khó khăn trong quá trình thi công, nghiệm thu; một số dự án thực tế thi công sai khác với bản vẽ thi công về kích thước hình học (viên bó vỉa, tấm đậy rãnh, kích thước rãnh, kích thước biển báo, hệ thống an toàn giao thông,...) chưa được khắc phục sai sót dứt điểm, kịp thời; các hư hỏng cục bộ trong giai đoạn bảo hành chưa được thực hiện kịp thời.
Để nâng cao chất lượng và siết chặt kỷ cương, trách nhiệm, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông, khắc phục những hạn chế trong thời gian qua, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xây dựng đồng thời tăng cường công tác quản lý chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, Sở Giao thông vận tải (cơ quan chuyên môn về xây dựng) đề nghị các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án quan tâm, thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
1. Về kế hoạch triển khai thực hiện dự án, công trình
Các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án chỉ đạo các bên có liên quan tập trung xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết cho từng dự án, công trình từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc xây dựng; kế hoạch thực hiện phải gắn với kế hoạch giải ngân, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với tiến độ yêu cầu, có dự phòng cho các yếu tố bất lợi như điều kiện thời tiết, tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án, biến động giá vật liệu xây dựng,...; triển khai thực hiện dự án, công trình đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, bám sát, theo dõi việc triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành theo đúng kế hoạch đã đề ra.
2. Về công tác khảo sát, lập hồ sơ thiết kế
- Về công tác khảo sát: Nâng cao chất lượng trong việc lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế, phương án khảo sát,...đảm bảo đầy đủ số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, mỏ vật liệu, bãi đổ thải theo đúng quy định, đặc biệt khu vực có điều kiện địa chất phức tạp; giám sát chặt chẽ thực hiện khảo sát, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát, kiểm soát chất lượng hồ sơ, nghiệm thu trước khi trình thẩm định theo đúng quy định.
- Về hồ sơ thiết kế: Lập kế hoạch kiểm soát chất lượng hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình trước khi trình thẩm định, phê duyệt; tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (theo thẩm quyền) của chủ đầu tư đảm bảo theo đúng quy định, trong đó, công tác lập dự toán xây dựng công trình phải đảm bảo tính đúng, tính đủ, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ xây dựng, điều kiện thi công, biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công và mặt bằng giá thị trường; chỉ dẫn kỹ thuật phải đảm bảo phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình được cấp thẩm quyền phê duyệt.
3. Công tác quản lý thi công xây dựng công trình
- Các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án phải quản lý chặt chẽ, toàn diện mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án trong từng giai đoạn (tư vấn khảo sát, thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công,...).
- Trước khi triển khai thi công, yêu cầu các nhà thầu thi công tổ chức rà soát hiện trường, đối chiếu với hồ sơ thiết kế để kịp thời thông báo cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế. Đặc biệt đối với các khu vực có nghi ngờ về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án yêu cầu nhà thầu thi công tổ chức thi công các hạng mục công trình tuân thủ quy trình thi công, hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt; huy động đầy đủ, đúng chủng loại máy móc, thiết bị, nhân lực thi công theo hợp đồng đã ký, phù hợp với tiến độ và biện pháp thi công đã được phê duyệt; phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu tại hiện trường ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án, tuân thủ quy định về lập phòng thí nghiệm hiện trường và thực hiện đầy đủ, chính xác, trung thực các thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng, lắp đặt vào công trình,...
- Đối với các nhà thầu phải chủ động về nguồn vật liệu, máy móc thiết bị, nhân lực và nguồn tài chính để thực hiện theo đúng hợp đồng; kiên quyết xử lý các nhà thầu vi phạm hợp đồng, không đáp ứng chất lượng, tiến độ (cắt chuyển khối lượng, thay thế, bổ sung, chấm dứt hợp đồng...). Đối với nhà thầu vi phạm hợp đồng không có khả năng hoàn thành (đã thông báo vi phạm theo quy định của hợp đồng, nhưng không có chuyển biến), phải kiên quyết chấm dứt hợp đồng.
- Đối với tư vấn thiết kế: Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát tác giả theo quy định, kịp thời phối hợp với chủ đầu tư, ban quản lý dự án để giải quyết các vấn đề liên quan đến điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công; khắc phục kịp thời các tồn tại, hạn chế của hồ sơ đã được cơ quan chức năng chỉ ra trong quá trình thực hiện, không làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Trường hợp các điều chỉnh có thay đổi lớn, phải làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để xử lý trách nhiệm hành chính, tài chính của tổ chức, cá nhân theo quy định.
- Đối với tư vấn giám sát thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của hợp đồng và pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về những công việc được giao, quy định đầy đủ chế tài xử phạt để xử lý tư vấn giám sát khi vi phạm hợp đồng.
- Đối với công tác thí nghiệm: Chỉ đạo tư vấn giám sát kiểm soát, theo dõi chặt chẽ công tác thí nghiệm, đảm bảo phòng thí nghiệm hợp chuẩn, thí nghiệm viên đủ điều kiện năng lực thực hiện công việc, kết quả thí nghiệm đảm bảo chính xác, khách quan, minh bạch; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu tuân thủ các điều khoản hợp đồng đã ký kết, đảm bảo tiến độ, chất lượng yêu cầu, kiên quyết xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm hợp đồng theo đúng quy định của hợp đồng; kiểm tra và giám sát chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của vật tư, vật liệu và thiết bị sử dụng cho công trình đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.
4. Công tác nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng
- Các chủ thể tham gia dự án cần nêu cao vai trò, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiệm thu công trình, dự án trước khi đưa vào khai thác sử dụng, tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng. Sở Giao thông vận tải kiên quyết từ chối nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng đối với các hạng mục công trình nhà thầu thi công không đảm bảo mỹ quan, mỹ thuật, sai khác hồ sơ thiết kế về kích thước, thông số kỹ thuật,... làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Chủ đầu tư và các bên có liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra trình trạng làm việc bình thường của công trình, dự án; yêu cầu nhà thầu thực hiện nghiêm túc việc bảo hành công trình tuân thủ hợp đồng đã ký kết, trường hợp có những hư hỏng, khiếm khuyết, phải tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân hư hỏng, đề xuất giải pháp xử lý nhằm duy trì điều kiện khai thác bình thường, đảm bảo tuyệt đối an toàn. Giải pháp sửa chữa, khắc phục phải được chủ đầu tư, ban quản lý dự án chấp thuận và đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, đảm bảo khả năng chịu lực, tuổi thọ công trình; quá trình sửa chữa khắc phục phải được giám sát, quản lý chất lượng theo đúng các quy định.
Trên đây là nội dung về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án, công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái./.
Đặng Xuân Hảo
Ngày 16/4/2024, Sở Giao thông vận tải ban hành Văn bản số 625/SGiao thông vận tải-QLCLCTGT về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án, công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Yên BáiĐể nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu lực thi hành pháp luật hướng đến hoàn thiện thể chế, chính sách và nâng cao chất lượng trong công tác đầu tư xây dựng các công trình giao thông, tăng cường trách nhiệm, giảm bớt thủ tục, tăng tính chủ động cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã phân cấp, ủy quyền cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án được cụ thể hóa bằng các quyết định, văn bản: Quyết định số 10/2021/QĐ-Uỷ ban nhân dân ngày 22/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành Quy định một số nội dung về Quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Quyết định số 22/2023/QĐ-Uỷ ban nhân dân ngày 06/9/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số nội dung về Quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định số 10/2021/QĐ-Uỷ ban nhân dân ngày 22/6/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Văn bản số 4360/Uỷ ban nhân dân-XD ngày 20/12/2023 về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục liên quan đến việc thực hiện điều chỉnh dự án, thiết kế xây dựng, tiến độ, thời gian thực hiện hợp đồng đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn ngân sách ngoài đầu tư công trên địa bàn tỉnh, trong đó, phân định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Để công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng được thực hiện tốt hơn, chất lượng cao hơn, đảm bảo tiến độ yêu cầu, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật.
Với nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng đã nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình, phần lớn các công trình giao thông hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng trong thời gian qua đều đảm bảo chất lượng, phát huy được hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công chưa thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm, chưa sâu sát trong quá trình thực hiện dự án theo quy định pháp luật, chưa phối hợp tốt với chính quyền địa phương để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án; một số chủ đầu tư công việc thuộc thẩm quyền xử lý nhưng vẫn còn trông chờ vào ý kiến chỉ đạo của cấp trên mới thực hiện dẫn đến làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Một số nội dung trong hồ sơ thiết kế xây dựng còn khiếm khuyết dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện làm kéo dài thời gian (đặc biệt công tác khảo sát mỏ vật liệu xây dựng, sai khác về địa chất, thủy văn, sai khác địa hình,…), chỉ dẫn kỹ thuật của dự án còn một số nội dung chưa phù hợp, gây khó khăn trong quá trình thi công, nghiệm thu; một số dự án thực tế thi công sai khác với bản vẽ thi công về kích thước hình học (viên bó vỉa, tấm đậy rãnh, kích thước rãnh, kích thước biển báo, hệ thống an toàn giao thông,...) chưa được khắc phục sai sót dứt điểm, kịp thời; các hư hỏng cục bộ trong giai đoạn bảo hành chưa được thực hiện kịp thời.
Để nâng cao chất lượng và siết chặt kỷ cương, trách nhiệm, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông, khắc phục những hạn chế trong thời gian qua, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xây dựng đồng thời tăng cường công tác quản lý chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, Sở Giao thông vận tải (cơ quan chuyên môn về xây dựng) đề nghị các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án quan tâm, thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
1. Về kế hoạch triển khai thực hiện dự án, công trình
Các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án chỉ đạo các bên có liên quan tập trung xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết cho từng dự án, công trình từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc xây dựng; kế hoạch thực hiện phải gắn với kế hoạch giải ngân, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với tiến độ yêu cầu, có dự phòng cho các yếu tố bất lợi như điều kiện thời tiết, tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án, biến động giá vật liệu xây dựng,...; triển khai thực hiện dự án, công trình đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, bám sát, theo dõi việc triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành theo đúng kế hoạch đã đề ra.
2. Về công tác khảo sát, lập hồ sơ thiết kế
- Về công tác khảo sát: Nâng cao chất lượng trong việc lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế, phương án khảo sát,...đảm bảo đầy đủ số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, mỏ vật liệu, bãi đổ thải theo đúng quy định, đặc biệt khu vực có điều kiện địa chất phức tạp; giám sát chặt chẽ thực hiện khảo sát, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát, kiểm soát chất lượng hồ sơ, nghiệm thu trước khi trình thẩm định theo đúng quy định.
- Về hồ sơ thiết kế: Lập kế hoạch kiểm soát chất lượng hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình trước khi trình thẩm định, phê duyệt; tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (theo thẩm quyền) của chủ đầu tư đảm bảo theo đúng quy định, trong đó, công tác lập dự toán xây dựng công trình phải đảm bảo tính đúng, tính đủ, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ xây dựng, điều kiện thi công, biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công và mặt bằng giá thị trường; chỉ dẫn kỹ thuật phải đảm bảo phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình được cấp thẩm quyền phê duyệt.
3. Công tác quản lý thi công xây dựng công trình
- Các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án phải quản lý chặt chẽ, toàn diện mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án trong từng giai đoạn (tư vấn khảo sát, thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công,...).
- Trước khi triển khai thi công, yêu cầu các nhà thầu thi công tổ chức rà soát hiện trường, đối chiếu với hồ sơ thiết kế để kịp thời thông báo cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế. Đặc biệt đối với các khu vực có nghi ngờ về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án yêu cầu nhà thầu thi công tổ chức thi công các hạng mục công trình tuân thủ quy trình thi công, hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt; huy động đầy đủ, đúng chủng loại máy móc, thiết bị, nhân lực thi công theo hợp đồng đã ký, phù hợp với tiến độ và biện pháp thi công đã được phê duyệt; phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu tại hiện trường ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án, tuân thủ quy định về lập phòng thí nghiệm hiện trường và thực hiện đầy đủ, chính xác, trung thực các thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng, lắp đặt vào công trình,...
- Đối với các nhà thầu phải chủ động về nguồn vật liệu, máy móc thiết bị, nhân lực và nguồn tài chính để thực hiện theo đúng hợp đồng; kiên quyết xử lý các nhà thầu vi phạm hợp đồng, không đáp ứng chất lượng, tiến độ (cắt chuyển khối lượng, thay thế, bổ sung, chấm dứt hợp đồng...). Đối với nhà thầu vi phạm hợp đồng không có khả năng hoàn thành (đã thông báo vi phạm theo quy định của hợp đồng, nhưng không có chuyển biến), phải kiên quyết chấm dứt hợp đồng.
- Đối với tư vấn thiết kế: Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát tác giả theo quy định, kịp thời phối hợp với chủ đầu tư, ban quản lý dự án để giải quyết các vấn đề liên quan đến điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công; khắc phục kịp thời các tồn tại, hạn chế của hồ sơ đã được cơ quan chức năng chỉ ra trong quá trình thực hiện, không làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Trường hợp các điều chỉnh có thay đổi lớn, phải làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để xử lý trách nhiệm hành chính, tài chính của tổ chức, cá nhân theo quy định.
- Đối với tư vấn giám sát thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của hợp đồng và pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về những công việc được giao, quy định đầy đủ chế tài xử phạt để xử lý tư vấn giám sát khi vi phạm hợp đồng.
- Đối với công tác thí nghiệm: Chỉ đạo tư vấn giám sát kiểm soát, theo dõi chặt chẽ công tác thí nghiệm, đảm bảo phòng thí nghiệm hợp chuẩn, thí nghiệm viên đủ điều kiện năng lực thực hiện công việc, kết quả thí nghiệm đảm bảo chính xác, khách quan, minh bạch; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu tuân thủ các điều khoản hợp đồng đã ký kết, đảm bảo tiến độ, chất lượng yêu cầu, kiên quyết xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm hợp đồng theo đúng quy định của hợp đồng; kiểm tra và giám sát chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của vật tư, vật liệu và thiết bị sử dụng cho công trình đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.
4. Công tác nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng
- Các chủ thể tham gia dự án cần nêu cao vai trò, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiệm thu công trình, dự án trước khi đưa vào khai thác sử dụng, tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng. Sở Giao thông vận tải kiên quyết từ chối nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng đối với các hạng mục công trình nhà thầu thi công không đảm bảo mỹ quan, mỹ thuật, sai khác hồ sơ thiết kế về kích thước, thông số kỹ thuật,... làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Chủ đầu tư và các bên có liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra trình trạng làm việc bình thường của công trình, dự án; yêu cầu nhà thầu thực hiện nghiêm túc việc bảo hành công trình tuân thủ hợp đồng đã ký kết, trường hợp có những hư hỏng, khiếm khuyết, phải tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân hư hỏng, đề xuất giải pháp xử lý nhằm duy trì điều kiện khai thác bình thường, đảm bảo tuyệt đối an toàn. Giải pháp sửa chữa, khắc phục phải được chủ đầu tư, ban quản lý dự án chấp thuận và đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, đảm bảo khả năng chịu lực, tuổi thọ công trình; quá trình sửa chữa khắc phục phải được giám sát, quản lý chất lượng theo đúng các quy định.
Trên đây là nội dung về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án, công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái./.
Các bài khác
- Sở Giao thông Vận tải tổ chức kiểm tra nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng công trình cầu Tô Mậu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (10/04/2024)
- Sở Giao thông vận tải tổ chức Kiểm tra nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình Cầu thôn Ngàn Vắng, xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (29/03/2024)
- Đảm bảo an toàn giao thông khi công công trình trên đường bộ đang khai thác (19/09/2023)
- Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành xây dựng gói thầu số 10 và gói thầu số 12 thuộc công trình: Đường nối Quốc lộ 32 (thị xã Nghĩa Lộ) với đường tỉnh 174 (huyện Trạm Tấu), tỉnh Yên Bái (11/07/2023)
- Đồng chí Đỗ Việt Bách, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải kiểm tra tiến độ thi công cầu Giới Phiên, thành phố Yên Bái (26/06/2023)
- Sở Giao thông Vận tải kiểm tra nghiệm thu trong quá trình thi công 02 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (19/06/2023)
- Rà soát, điều chỉnh thiết kế lan can phòng hộ nửa cứng (hộ lan tôn sóng có đệm chống va) các tuyến đường thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái (23/05/2023)
- Tăng cường kiểm soát công tác lựa chọn nhà thầu và quản lý thực hiện hợp đồng các dự án xây dựng công trình giao thông (28/04/2023)
- Lập và gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư năm 2022 (24/02/2023)
- Rà soát, điều chỉnh vị trí hệ thống ATGT trên các tuyến đường thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái (03/02/2023)
Xem thêm »